Tìm hiểu chất liệu của bánh xe đẩy hàng

  • 26/02/2020

Bánh xe đẩy hàng ngày càng trở nên phổ biến bởi nó được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực. Với nhu cầu sử dụng cao như hiện nay nên thị trường bánh xe đẩy hàng ngày càng phát triển với sự đa dạng từ kiểu dáng, thiết kế cho đến chất liệu... Mỗi loại bánh xe đều mang từng đặc tính riêng biệt, phù hợp để phục vụ cho từng loại công việc thuộc các lĩnh vực khác nhau.

Ngày nay, các hoạt động vận chuyển hàng hóa, vật liệu diễn ra khá thường xuyên trong hầu hết các lĩnh vực. Cũng từ đó, nhu cầu sử dụng các dụng cụ hỗ trợ vận chuyển như bánh xe đẩy hàng tăng lên đáng kể nhằm mang lại hiệu quả cao trong công việc cũng như tiết kiệm công sức lao động và thời gian phải bỏ ra. Vì phải phục vụ khá nhiều các yêu cầu vận chuyển khác nhau đến từ nhiều ngành nghề sản xuất nên bánh xe đẩy hàng được sản xuất với rất nhiều loại chất liệu khác nhau. Hiện nay trên thị trường, bánh xe được tạo ra từ một số loại bánh xe phổ biến như: cao su, nhựa PP, PA, PU, TPU, nhựa chịu nhiệt hay các loại gang thép...

Tìm hiểu chất liệu của bánh xe đẩy hàng

Một số chất liệu bánh xe đẩy hàng phổ biến

Cao su: Loại bánh xe được làm từ cao su khá phổ biến và được xem là mặt hàng điểm trên thị trường bánh xe đẩy hàng ngày nay. Với chất liệu là cao su, bánh xe có được độ đàn hồi khá tốt, khả năng giảm sóc, giảm chấn, hạn chế tiếng ồn khi hoạt động. Tuy nhiên, với chất liệu là cao su nên bánh xe đẩy không thể tải các kiện hàng hay vật liệu có trọng lượng quá lớn. Loại này thường được lắp đặt vào các xe đẩy hàng sử dụng ở siêu thị, các trung tâm thương mại, văn phóng, bệnh viện hay quán ăn bởi những nơi này thường chỉ có nhu cầu vận chuyển hàng trung bình, có trọng tải không quá nặng.

Nhựa PU và PA: Đây là hai loại chất liệu được lựa chọn nhiều nhất trong lĩnh vực bánh xe đẩy hàng. Nhựa PU và PA mang lại cho bánh xe nhiều ưu điểm nổi bật như tính chịu lực cao, bền cứng, ít bị hư hại khi có xảy ra các va đập và đặc biệt có thể sử dụng để tải các loại hàng có tải trọng nặng. Ngoài ra, các bánh xe được làm từ vật liệu nhựa PA và PP còn có khả năng chịu được xăng dầu, nước và cả các hóa chất có trong môi trường làm việc.

Nhựa PP và TPU: Hai chất liệu nhựa này thường được sử dụng cho các loại bánh xe dùng trong việc tải hàng hóa nhẹ ở siêu thị, bệnh viện hay các quán ăn. Bên cạnh đó, bánh xe nhựa PP còn có tính chống thấm, độ bền cơ học cũng tương đối tốt nên có thể sử dụng tại các nhà máy, xí nghiệp để vận chuyển nguyên vật liệu nhẹ.

Nhựa chịu nhiệt: Bánh xe làm từ nhựa chịu nhiệt có thể làm việc được trong các môi trường có nhiệt độ cao. Giới hạn tối đa mà loại bánh xe này có thể chịu được khoảng 220 độ, một số trường hợp có thể vượt ngưỡng 260 độ tuy nhiên chỉ kéo dài được trong vòng vài phút.

Gang thép: Chất liệu gang thép giúp cho bánh xe có độ bền, chắc vô cùng cao. Loại này thích hợp làm việc ở những nơi có địa hình gồ gề, không bằng phẳng hoặc môi trường ngoài trời, có nhiệt độ cao. Hơn nữa, bánh xe gang thép còn có được khả năng chịu được độ ẩm, nước, xăng dầu và cả hóa chất nhẹ.

Chất liệu làm càng và trục bánh xe đẩy hàng

Thanh càng của bánh xe đẩy hàng cũng là một trong những bộ phận quan trọng góp phần tạo nên độ bền chắc cũng như khả năng tải hàng của bánh xe. Hiện nay, trong quá trình sản xuất người ta thường sử dụng loại thép không gỉ để làm chất liệu cho thanh càng. Thép giúp tạo sự chắc chắn và cứng cáp cho bánh xe đồng thời khả năng chống gỉ giúp cho bánh xe không bị hư hỏng, sử dụng được lâu dài. Tuy nhiên, với mỗi loại bánh xe khác nhau độ dày của thanh càng thép cũng sẽ khác nhau dẫn đến việc khả năng tải hàng của từng loại cũng không giống nhau.

Bánh xe đẩy hàng là một loại dụng cụ hỗ trợ vô cùng đắt lực trong các hoạt động vận chuyển hàng hóa. Và hiện nay trên thị trường có khá nhiều bánh xe đẩy hàng được làm từ các nguyên liệu khác nhau. Do đó, khi lựa chọn bánh xe đẩy hàng cần lựa chọn loại bánh xe với chất liệu phù hợp tính chất công việc nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất.