Bánh xe đẩy hàng

Bánh xe PA vít

Bánh xe PA vít

80 - 110 kg

Thông tin về Bánh xe đẩy hàng

TSM cung cấp các loại bánh xe đẩy hàng công nghiệp chính hãng, chất lượng hàng đầu trên thị trường với nhiều chất liệu và kích cỡ khác nhau, đáp ứng nhiều nhu cầu sử dụng.

Bánh xe đẩy hàng là một loại phụ tùng của các loại xe đẩy hàng trong công nghiệp, hay còn gọi là bánh xe đẩy chịu lực với nhiều ứng dụng. Khi sử dụng xe đẩy hàng thì bánh xe chính là bộ phận phải chịu tải trọng, giữ vai trò di chuyển và chuyển hướng liên tục, do đó nó dễ bị hao mòn, đòi hỏi chúng ta cần phải thay thế thường xuyên để có thể sử dụng tốt, đảm bảo năng suất lao động và sự an toàn trong quá trình vận chuyển.

Các loại bánh xe đẩy hàng được sử dụng cho các xe đẩy hàng di chuyển, phổ biến ở các xí nghiệp, nhà máy, xưởng sản xuất, bệnh viện, siêu thị, trung tâm thương mại,… Giúp các hoạt động vận chuyển hàng hóa có khối lượng lớn, cồng kềnh trở nên dễ dàng hơn.

TSM cung cấp bánh xe đẩy hàng với nhiều chất liệu khác nhau, tạo nên sự lựa chọn đa dạng cho khách hàng.

Bánh xe đẩy cao su

Bánh xe đẩy cao su là loại bánh xe được sử dụng nhiều cho xe đẩy ở bệnh viện, xe đẩy đồ ở nhà hàng quán ăn hay trung tâm thương mại,… vì ưu điểm của nó có độ đàn hồi cao, không có tiếng ồn khi di chuyển và đặc biệt là giảm chấn, giảm sóc,…

Tuổi thọ cho các loại bánh xe đẩy cao su có thể từ 2 – 5 năm tùy theo mức độ sử dụng nhiều hay ít, bánh xe cao su có độ mềm, chịu được mài mòn tốt và thích hợp nhất cho những loại hàng hóa vừa phải, hay những nhu cầu đẩy hàng không gây ra tiếng ồn, đẩy hàng ở những khu vực hẹp dễ dàng chuyển hướng.

Bánh xe nhựa PA

Bánh xe nhựa PA do TSM cung cấp có chất liệu PA gia cường, khả năng chịu lực tốt mà không lo xé rách biến dạng. Tải trọng bánh xe PA cao, với nhiều thiết kế khác biệt có khóa hoặc không khóa, giúp cho việc vận chuyển hàng trở nên đơn giản hơn.

Ưu điểm của bánh xe nhựa PA có thể kể đến khả năng chịu được va đập, chịu nước, xăng dầu và cả hóa chất, đồng thời tuổi thọ cũng rất cao.

Bánh xe nhựa PP

Bánh xe nhựa PP sử dụng nhiều tong việc đẩy các hàng hóa nhẹ, chúng ta có thể sử dụng loại bánh xe này cho các loại xe đẩy hàng hóa ở siêu thị, xe đẩy hành lý ở sân bay,…

Bánh xe nhựa PP có tính bền cơ học cao, cứng và vững, đồng thời có tính chất chống thấm và có thể kháng được hóa chất. Do đó chúng ta cũng có thể sử dụng loại bánh xe này cho nhu cầu đẩy hàng nguyên liệu nhẹ ở các nhà máy, xí nghiệp có nhiều hóa chất.

Bánh xe nhựa PU

Bánh xe nhựa PU chất lượng cao của TSM có thể ứng dụng trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Loại bánh xe này sử dụng cho những công việc không yêu cầu tải trọng quá cao.

Bánh xe nhựa PU có thể chịu được ẩm ướt và dầu mỡ, bền bỉ, có khả năng chịu mài mòn tốt. Đặc biệt bánh xe nhựa PU khi đẩy lăn không để lại vết trên sàn dù cho xe đang nặng, độ đàn hồi vừa phải từ bánh xe cũng giúp cho việc đẩy hàng giảm sóc và giảm bớt độ ồn.

Bánh xe nhựa TPU

Bánh xe nhựa TPU sử dụng nhiều cho nhu cầu đẩy hàng ở siêu thị, trung tâm thương mại hay trong kho xuất hàng của các doanh nghiệp,…

Bánh xe nhựa TPU có lốp bằng TPU với cốt nhựa PP, tạo nên độ êm nhất định và cũng không còn tiếng ồn trong quá trình di chuyển. Đặc biệt hệ thống đẩy lăn rất nhẹ nhàng tiết kiệm nhân lực trong quá trình sử dụng.

Khi nào cần thay mới bánh xe đẩy hàng

Bánh xe đẩy hàng được xem là một bộ phận khá quan trọng của các thiết bị hỗ trợ vận chuyển như các loại xe đẩy, quyết định tốc độ di chuyển cũng như hiệu quả công việc. Vì vậy, người sử dụng cần thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động của bánh xe đẩy để có thể phát hiện những hư hỏng từ đó kịp thời sửa chữa hoặc thay thế khi cần thiết.

Ngày nay, nhu cầu sử dụng các loại bánh xe đẩy hàng rất lớn bởi nó mang lại hiệu quả công việc vô cùng tốt, giúp việc vận chuyển hàng hóa trở nên nhẹ nhàng và thuận lợi hơn. Một số ưu lợi ích nổi bật khi ứng dụng bánh xe đẩy như: giúp vận chuyển hàng hóa nhanh hơn vì vậy tiết kiệm được thời gian, tránh lãng phí công lao động, giảm chi phí cho doanh nghiệp, người sử dụng và giúp cho việc vận chuyển hàng hóa được đảm bảo an toàn hơn. Bởi những lợi ích và ưu điểm nổi bật trên, các loại bánh xe đẩy hàng hầu như được ứng dụng ở tất cả các lĩnh vực từ công trình xây dựng, nhà máy, xí nghiệp cho đến bệnh viện, sân bay hay các văn phòng, công ty.

Trên thị trường ngày nay, bánh xe đẩy hàng được sản xuất với rất nhiều chất liệu cũng như kiểu thiết kế khác nhau nhằm phục vụ cho nhiều mục đích, yêu cầu sử dụng đến từ các hoạt động, lĩnh vực khác nhau. Một số bánh xe đẩy phổ biến hiện nay như: bánh xe cao su, bánh xe nhựa, bánh xe nhựa chịu nhiệt và bánh xe kim loại…

Tại sao nên kiểm tra bánh xe đẩy hàng thường xuyên?

Bánh xe đẩy hàng có vai trò quan trọng giúp việc vận chuyển được diễn ra một cách thuận lợi, nhẹ nhàng và nhanh chóng. Chính vì vậy, khi các bánh xe đẩy bị các tình trạng hư hỏng mà không được phát hiện sửa chữa hay thay thế kịp thời sẽ gây khó khăn, ảnh hưởng đến năng suất công việc.Hơn nữa, nếu các bánh xe bị hỏng mà không được thay thế thì có thể xảy ra các tai nạn lao động làm rơi vỡ hàng hóa, thậm chí gây tổn hại đến người trực tiếp tham gia vận chuyển.

Vì vậy, việc kiểm tra, sửa chữa và thay thế các bánh xe đẩy hàng hỏng, không còn khả năng sử dụng là một việc làm vô cùng cần thiết để bảo đảm an toàn cho chính những người lao động cũng như hàng hóa.

Vậy khi nào cần thay mới bánh xe đẩy hàng?

Các bánh xe đẩy hàng được sử dụng để vận chuyển nhiều hàng hóa khác nhau cũng như làm việc tại các môi trường khác nhau nên sau một thời gian sử dụng sẽ bị một số hư hỏng nhất định. Vì vậy, người sử dụng cần chú ý kiểm tra tình trạng của bánh xe để có phương thức thay mới phù hợp nhằm đảm bảo tiến độ công việc. Thông thường, để đảm bảo vận hành người sử dụng cần thay mới bánh xe đẩy ngay khi phát hiện các dấu hiệu hư hỏng như:

Bánh bị mòn khoảng 30%: Khi thấy bánh xe đã bị bào mòn cần thay mới ngay để đảm bảo các hoạt động vận chuyển được an toàn, tránh được các tính trạng gây rách, vỡ vỏ bánh xe, nổ (đối với bánh xe cao su) gây nguy hiểm cho người vận chuyển cùng như hàng hóa. Đồng thời, khi bánh xe bị mòn sẽ làm giảm độ bám của bánh đối với mặt sản do đó ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc.

Không còn di chuyển tốt, chịu lực kém: Bánh xe bị rít, kẹt cứng không thể di chuyển bình thường hay khả năng chịu tải không còn cao cần được thay mới nhằm không gây ảnh hưởng đến năng suất làm việc khi thực hiện vận chuyển hàng hóa, vật liệu.

Vết nứt, rách vỏ bánh xe: Cần thay thế ngay các bánh xe đẩy hàng có xuất hiện các vết nứt ở bộ phận thanh càng, trục bánh hay tình trạng rách vỏ xe vì nó có thể gây nguy hiểm khi thực hiện vận chuyển các loại hàng hóa có tải trọng nặng.

Bánh xe đẩy hàng là một trong những dụng cụ hỗ trợ vận chuyển hữu ích nhất hiện nay. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng cần chú ý thực hiện kiểm tra tình trạng bánh xe để có thể thay mới kịp thời khi phát hiện hư hỏng nhằm đảm bảo hiêu quả công việc.